Cài tiếp freedom https://www.fshare.vn/file/3I2FNSOSNKL3 Freedom sẽ giúp bạn hack game nha, vì 3d game nó yêu cầu bạn phải trả phí để mở khóa dùng freedom để mở khóa nha!!
Và cuối cùng là game, không phải game nào 3d game cũng hỗ trợ, chie những game có trong danh sách của nó thì mới chơi được Ví dụ như need of speed http://appvn.com/android/details…
Mình đã test game này, điều khiển dễ, không cần dùng tay cầm chỉ cần nghiêng người để điều khiển!!
Mọi thắc mắc các bạn các cmt ở đây on mình sẽ giải đáp hết.
Lưu ý: máy bạn phải root rùi thì mới chơi được nha.
Rõ ràng, thực tế ảo là một chủ đề nóng tại CES 2015. Kể từ khi thành lập và màn trình diễn “Magic hat” của John Carmack’s tại E3 2013, Oculus Rift đã làm dấy lên sự quan tâm của người tiêu dùng trong công nghệ nhập vai và dường như tất cả các bên đều đang cố gắng để có thể được nhắc đến. Dẫn đến sự tồn tại một số các hệ thống kém chất lượng có khả gây nhầm lẫn cho những người chưa từng trải nghiệm thực tế ảo.
Video dài gần 6 phút này được Kevin Williams (người sáng lập hiệp hội DNA) quay lại, nhằm mục đích chỉ ra những mặt tốt, xấu và phơi bày hiện thực tại triển lãm thực tế ảo (AR/VR). Đó là một lời nhắc nhở rằng ngành công nghiệp thực tế ảo đã đạt được những gì và cần phải đi đến đâu, trước khi các thiết bị nhập vai được tung ra thị trường đạt được sự hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật và thương mại.
Tại hội chợ này, có một số thiết bị đã được biết đến rộng rãi, một số thiết bị chưa phổ biến và nhiều thiết bị khiến người dùng phải thốt lên đầy ngạc nhiên “Cái gì đây trời?”. Bạn sẽ nhìn thấy các sản phẩm “3D Head HDM” – phiên bản đầu tiên của Avegant Glyph, một số sản phẩm có tên kỳ quặc như BeeNoculus... Đó là một sự pha trộn thú vị và là một bộ sưu tập sẽ được phát triển đến tận khi diễn ra CES 2016.
Các nhà phát triển đã chờ đợi để được mua kính thực tế ảo của Samsung kể từ khi sản phẩm được phát hành tại Mỹ vào 08/12/2014. Nhiều người trong số họ có sẵn những ứng dụng thực tế ảo, tuy nhiên không có cách nào để test các ứng dụng nếu không mua một chiếc kính thực tế ảo của Samsung. Nhưng đó đã là câu chuyện trước khi một nhà phát triển tại Úc cắm một hộp điều khiển Oculus Rift DK1 vào chiếc Galaxy Note 4.
Mark Schramm (đồng sáng lập VR Bits), khi đang ngồi ở nhà một ngày cuối năm 2014 và suy nghĩ làm thế nào để test các bản thử nghiệm kính thực tế ảo của công ty mình. Và thay vì chờ đợi Samsung và Oculus phát hành ra quốc tế, Scharmm bắt đầu thử nghiệm với những phương án có thể có. Anh bắt đầu bằng cách tháo bỏ kính thực tế ảo DK1, loại bỏ các hộp điều khiển và kết nối vào Note 4. Nhờ đó, anh phát hiện ra Note 4 phản ứng chính xác các cảm biến của DK1.
Sau đó, Scharamm đặt mua một bảng mạch phát triển trong các bộ cảm biến (gồm cả một IMU) và chiếu phần mềm lên nó. Sau đó bảng mạch được gắn vào một chiếc kính Google Cardboard. Với một chiếc Note 4 được lắp vào kính thực tế ảo, một dây đeo kèm theo là có được bản sao kính thực tế ảo. Bản sao này có thể dùng để thử nghiệm các ứng dụng dành cho Samsung’Gear.
Schramm đã ghi chép lại toàn bộ quá trình thông qua video, đăng lên trang web Open-Gear.com và một số nhà phát triển khác trên toàn cầu đã tạo ra bản sao kính thực tế ảo của mình.
Dưới đây là một clip ghi lại quá trình chơi bóng bàn giữa những người đeo phiên bản kính thực tế ảo chính thức và bản sao kính thực tế ảo. Trong quá trình đó Schramm và những cộng sự đã kiểm tra khả năng theo dõi thông qua camera của hai thiết bị và rút ra một kết luận là: thiết bị thực tế ảo thật vẫn vượt trội hơn các bản sao.
Mặc dù đây là một dự án hấp dẫn có thể cho phép các nhà phát triển có thể thử nghiệm các ứng dụng của họ mà không cần Samsung’Gear, nhưng điều đó không có nghĩa là những sản phẩm bản sao này được dùng để cạnh tranh với Samsung’Gear. Mà điều này chỉ cho thấy rằng trong thời gian chờ đợi bản chính thức của Samsung’Gear thì các nhà phát triển có thể tạo nên bản sao và thử nghiệm ứng dụng của mình. Mark Schramm cũng chỉ ra rằng có thể truy cập vào Store Oculus mà không cần phiên bản kính thực tế ảo chính thức. Đây là một điều đáng mừng cho các nhà phát triển.
Tuy nhiên, những bản sao kính thực tế ảo cũng có một số hạn chế nhất định. Và Open Gear chỉ là một bước để thử nghiệm các ứng dụng.
Cùng với những dịch vụ hạng nhất của Qantas Airlines như thực đơn gồm 8 món, rượu vang và champagnes đạt giải thưởng, trà lá và cà phê espresso, sản phẩm chăm sóc da, đồ dùng trong nhà, mặt nạ mắt, tai nghe loại bỏ tiếng ồn, sự chăm sóc của Aurora Day Spa tại phòng chờ... Hành khách trên khoang hạng nhất của Qantas Airlines sẽ nhận được một sự ngạc nhiên thú vị.
Samsung Electronics Australia đã hợp tác với hãng hàng không Qantas Airlines để lần đầu tiên cung cấp kính thực tế ảo trong các tiện ích giải trí của hãng. Hãng hàng không Australia đang thực hiện một giai đoạn thử nghiệm kéo dài 3 tháng. Họ cung cấp cho hành khách một chiếc Galaxy Note 4 và Samsung Gear để trải nghiệm những ứng dụng tương tác đầu tiên của họ trong công nghệ thực tế ảo.
Các chương trình VR trên máy bay sẽ được cài sẵn những ứng dụng của Jaunt – nhà sản xuất đã cung cấp ứng dụng thực tế ảo về buổi hòa nhạc của Paul McCartney “Live and Let Die”. Các ứng dụng sẽ mang đến cho hành khách đang ở trong phòng chờ hạng nhất một chuyến đi trong thế giới ảo. Hành khách sẽ trải nghiệm một chuyến bay, một chuyến tham quan trên đỉnh cầu cảng Sydney, một chuyến đi thuyền xuống công viên quốc gia Kakadu. Hành khách có thể đến những nơi mình muốn trước cả khi họ rời khỏi phòng chờ.
Scott Broock – phó chủ tịch nội dung của Jaunt cho biết: “chúng tôi nghĩ rằng du lịch và xem phim điện ảnh là một lựa chọn tuyệt vời cho khách hàng trên các chuyến bay. Họ có thể đắm chìm trong những chuyến đi hấp dẫn và quên đi thế giới bên ngoài và quên hẳn cảm giác buồn nôn.”
Các ứng dụng này sẽ không được phổ biến rộng rãi mà chỉ có thể được truy cập thông qua một ứng dụng độc lập dành riêng cho điện thoại của Qantas.